Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Hướng dẫn sử dụng - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiếc máy giặt

Máy giặt là trợ thủ đắc lực cho những bà nội trợ, nhưng đôi khi chúng lại gây cho ta những phiền phức với những sự cố, hỏng hóc không mong muốn. Để có thể xử lý tốt những hỏng hóc đó, bạn phải hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt.

Hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn về điều đó, giúp các bạn hiểu hơn về chiếc máy giặt mà ta đang sử dụng.

Cấu tạo của máy giặt
Cấu tạo của máy giặt

1. Cấu tạo của máy giặt

Theo hình trên thì một chiếc máy giặt (máy giặt cửa trên nói riêng, cũng như máy giặt khác nói chung) gồm có các bộ phận chính như sau:
  1. Nắp máy giặt
  2. Ngăn chứa thuốc làm mềm vải
  3. Thùng giặt/vắt
  4. Ngõ rót thuốc tẩy
  5. Bộ lọc sơ vải
  6. Mâm giặt
  7. Tấm chắn chuột
  8. Chân đế
  9. Chân điều chỉnh
  10. Đầu nối đặc biệt
  11. Ống cấp nước
  12. Ngõ nước vào
  13. Phích cắm điện
  14. Dây điện
  15. Ống xả
  16. Bảng điều khiển
  17. Công tắc nguồn
  18. Khung máy

2. Nguyên lý hoạt động của máy giặt

Cấu tạo của máy giặt cửa trước và cửa trên, máy giặt lồng ngang, lồng nghiêng, lồng đứng
Cấu tạo của máy giặt cửa trước (H1) và cửa trên (H2)
Máy giặt là chiếc máy mô phỏng lại quá trình giặt bằng tay của con người, nó cũng bao gồm: giặt ngâm, vò, xả và vắt.

Chiếc máy giặt được lập trình sẵn các chế độ giặt tự động, khi giặt bạn chỉ cần cho quần áo, cho bột giặt, chất làm mềm vải và thiết lập các chế độ giặt theo ý của bạn thế là máy tự động giặt. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng xung quanh nó có rất nhiều vấn đề, tôi sẽ nói đến ở bài viết sau.

Hiện tại trên thị trường, nếu phân loại theo cửa của máy giặt thì chúng ta có 2 loại: máy giặt cửa trước (hình H1) và máy giặt cửa trên (hình H2); Nếu phân loại theo lồng của máy giặt ta có 3 loại: máy giặt lồng nghiêng, lồng ngang (H1) và máy giặt lồng đứng (H2).

Khi quá trình giặt bắt đầu, nước sẽ được đưa vào thùng giặt, tiếp theo đó là bột giặt, động cơ sẽ chạy, thùng giặt và mâm giặt sẽ quay, quá trình giặt bắt đầu. Trong vòng quay này, quần áo cùng nước và thùng giặt sẽ kết hợp với nhau tạo ra ma sát đánh tan các vết bẩn.

Đối với máy giặt lồng đứng cấu tạo gồm một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt (như hình H2), có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn đối với máy có lồng giặt nằm ngang (ở hình H1) giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn.

*** Đây là  một bài viết trong chuỗi bài viết về hướng dẫn sử dụng máy giặt của tôi, dựa trên hướng dẫn sử dụng máy giặt Sanyo. Tôi hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chiếc máy giặt của gia đình bạn.

Blogger: Hùng Nguyễn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét