Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt an toàn

Máy giặt là trợ thủ đắc lực của các bà nội trợ. Đặc biệt là trong những ngày gió rét, mưa phùn kéo dài (khi mà chức năng vắt và sấy khô của máy giặt phát huy tác dụng). Nhưng làm sao để vận hành, sử dụng chúng một cách an toàn thì không phải ai cũng nắm đươc.

Bạn đang dùng máy giặt của hãng nào: panasonic, sharp, sanyo, toshiba, lg, electrolux, hay của một hãng nào khác. Bạn đã biết làm sao để sử dụng an toàn chưa?

Hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn kiến thức sử dụng máy giặt an toàn, tránh những sự cố không mong muốn cho bạn và người thân trong gia đình.

Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt an toàn
Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt an toàn

Một số quy tắc an toàn quanh trọng khi sử dụng máy giặt

BẠN NÊN CHÚ Ý
Không được cho tay vào thùng giặt khi máy đang hoạt động, vì:
  • Nếu chạm vào thùng giặt bạn có thể bị thương.
  • Nếu thùng giặt không dừng lại trong vòng 5 giây sau khi nắp thùng giặt mở, ngay lập tức tắt máy và gọi nhân viên bảo trì đến.
Phải đảm bảo  rằng bạn nối phích cắm và dây điện đúng cách:
  • Chắc chắn rằng phích cắm được vào ổ cắm dành riêng cho máy giặt.
  • Việc cắm điện không đúng cách có thể gây ra hỏa hoạn.
  • Không được cắm hoặc rút phích khi tay đang ướt vì có thể gây điện giật.
  • Nhớ nối dây đất cho máy giặt để tránh khả năng bị điện giật.
Không mang bất cứ vật cháy nào đến gần máy giặt hay để thuốc là đang cháy hoặc chất dễ bốc hơi trên máy.
  • Vì máy giặt có thể bị thay đổi hình dạng hay bắt lửa, do được cấu tạo gồm phần lớn các bộ phận bằng nhựa.
Không được giặt quần áo váy bẩn bới benzine, dầu hôi, dung môi pha sơn hay xăng, vì:
  • Có thể gây rủi ro hỏa hoạn, hoặc gây cháy nổ.
Không lắp đặt máy trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm thấp, vì:
  • Có thể gây ra hoạt động sai lệch hay điện giật.
Không cho trẻ con chơi đùa bên trên hay trong máy giặt, vì:
  • Nếu trẻ con sơ ý té vào trong thùng giặt, tai nạn nghiêm trong có thể xảy ra.
Không làm  văng nước hay đổ nước lên bảng điều khiển, vì:
  • Có thể gây ra sự hoạt động sai lệch hay điện giật
Không nên nhờ thợ không chuyên sửa máy giặt của bạn, vì:
  • Việc này có thể gây rủi ro hỏa hoạn.
  • Nếu máy giặt hoạt động không bình thường, có thể gây thương tích cho bạn.
Không được để đồ giặt ló ra ngoài thùng giặt/vắt.
  • Không được giặt, xả xà bông hay vắt các loại quần áo hoặc khăn trải giường không thấm nước.
  • Để quần áo dày hay đồ giặt có kích thước lớn nằm gọn trong thùng giặt/vắt. Nếu không, đồ giặt có thể bị hư hỏng.
Không được sử dụng nước nóng trên 50 độ C, vì:
  • Nước nóng có thể làm thay đổi hình dáng các bộ phận bằng nhựa trong máy giặt và gây ra hoạt động sai lệch.
Không được đặt tay của bạn dưới đáy máy giặt trong khi máy hoạt động.
  • Các bộ phận khi quay có thể gây thương tích cho bạn.
Không được leo lên máy giặt hay đặt bất kỳ vật nặng nào trên máy giặt.
  • Vật nặng có thể làm thay đổi hình dạng hay làm hư hỏng máy giặt và có thể gây thương tích cho bạn.

*** Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn tháo gỡ được những lỗi nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng máy giặt tại nhà.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Sửa chữa tủ lạnh - Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tủ lạnh

Tủ lạnh là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình với cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng đôi khi chúng lại gây cho ta những phiền toái, mà ta không mong muốn. Trước khi gọi điện cho trung tâm bảo hành, bên dịch vụ sửa chữa tủ lạnh, bạn nên kiểm tra những lỗi đó có thuộc trong danh sách các lỗi (sự cố bên dưới đây không?).

Sửa chữa tủ lạnh - Một số lỗi phát sinh khi sử dụng tủ lạnh
Sửa chữa tủ lạnh - Một số lỗi phát sinh khi sử dụng tủ lạnh

Danh sách các lỗi phát sinh ở tủ lạnh mà bạn cần biết

Vấn đề phát sinhChuẩn đoánKiểm tra lại
Tủ không hoạt động
  • Ổ cắm có bị lỏng không.
  • Cầu chì hay công tắc điện có ngắt không.
  • Điện áp nguồn có bị sụt áp không (nhỏ hơn 220V).
  • Dây điện nguồn có bị lỏng hoặc dùng nhiều đầu cắm trong một ổ cắm.
  • Ổ cắm nên sử dụng chuyên dùng cho tủ lạnh.
  • Kiểm tra công tắc, cầu chì có sao không.
  • Kiểm tra điện áp còn bao nhiêu và điều chỉnh lên 220V. 
  • Gắn thêm thiết bị cung cấp điện áp ổn định cho tủ.
Tủ không lạnh
  • Ánh nắng mặt trời có trực tiếp chiếu vào tủ không.
  • Trên các kệ chứa quá nhiều thực phẩm.
  • Có bỏ thực phẩm còn nóng vào tủ không.
  • Cửa tủ có mở liên tục hay không và có được đóng kín hoàn toàn không.
  • Núm điều chỉnh có ở vị trí "MIN" không.
  • Thay đổi vị trí tủ, nên đặt tủ ở nơi thông thoáng khí.
  • Sự tuần hoàn của khí lạnh bị ngăn cản.
  • Làm nguội thức ăn nóng trước khi bỏ vào tủ.
  • Không nên mở cửa trong thời gian dài.
  • Vặn núm điều chỉnh về vị trí số "2".
Thực phẩm trong ngăn lạnh bị đóng đá
  • Có để thực phẩm dễ đông ở nơi tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh, sát dàn lạnh không.
  • Núm điều chỉnh nhiệt độ đặt tại vị trí MAX.
  • Nhiệt độ bên ngoài nhỏ hơn 5 độ C.
  • Đừng bỏ thực phẩm dễ đông gần sát với dàn lạnh. 
  • Điều chỉnh đến vị trí số "2".
Đọng nước ở vỏ tủ, nắp tủ, cửa tủ.
  • Đệm cửa có bị hở, bị rách, biến dạng hay không.
  • Vào mùa mưa có độ ẩm cao hoặc đặt tủ gần bồn nước.
  • Hơi nóng có thể vào và hơi lạnh có thể bay ra ngoài gây tình trạng đọng sương.
  • Đây là hiện tượng bình thường. Chỉ cần lấy giẻ khô lau đi là được.
Tủ bị rung ring lắc lư
  • Cách lắp đặt tủ, sàn nhà hay chân tủ có được cố định chắc hay không.
  • Nên lắp đặt tủ tại nơi có nền phẳng và chắc, điều chỉnh chân tủ để giữ tủ cân bằng.
Tủ có mùi hôi
  • Tủ không sử dụng lâu ngày sẽ lên mùi.
  • Đồ ăn không được đóng nắp, bao lại
  • Tủ lạnh đang chạy thì sẽ mất đi mùi hôi lạ nên cắm tủ chạy thường xuyên.
  • Bạn nên bao gói thực phẩm có mùi mạnh bằng bao nylon hoặc đựng trong hộp và đậy nắp lại.
Tủ lâu đông đá
  • Để khay đá kín mít buồng làm đá.
  • Điện áp không ổn định (thấp).
  • Làm đá bằng khay to quá.
  • Núm điều chỉnh đặt tại vị trí MIN.
  • Khay làm đá bằng nhựa.
  • Không chất khay đá quá nhiều.
  • Dùng ổn áp.
  • Làm đá bằng khay nhỏ hơn sẽ đông nhanh hơn.
  • Chỉnh lại số lớn hơn.
  • Làm đá bằng khay nhôm nhanh hơn khay nhựa.
Tủ chạy có tiếng ồn lạ
  • Có cái gì rớt chung quanh tủ.
  • Khay trong tủ để không chắc, không cân bằng.
  • Tủ đang hoạt động có tiếng gas sôi, tiếng kêu của lốc máy.
  • Trữ quá nhiều thực phẩm. Bắt lốc máy làm việc quá tải.
  • Kiểm tra xem có cái gì rớt vào tủ không.
  • Kê lại, gắn lại cho chắc.
  • Là chuyện bình thường, nếu không có kêu tủ lạnh không lạnh được.
  • Tạo khoảng cách, không nên trữ quá nhiều thực phẩm.
Sờ vào tủ thấy bị tê
  • Chưa nối mát cho tủ.
  • Tay ướt sờ vào tủ.
  • Tủ bị rò điện.
  • Đằng sau tủ có chỗ để nối mát, cần nối mát cho tủ.
  • Kê lại, gắn lại cho chắc.
  • Là chuyện bình thường, nếu không có kêu tủ lạnh không lạnh được.
  • Tạo khoảng cách, không nên trữ quá nhiều thực phẩm.

*** Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn tháo gỡ được những lỗi nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng tủ lạnh tại nhà.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Hướng dẫn sử dụng - Một số lưu ý khi sử dụng máy giặt sanyo

Máy giặt là người bạn đắc lực của các bà nội trợ ngày nay, cách vận hành, sử dụng chúng khá là đơn giản, các chương trình giặt đã được các nhà sản xuất cài đặt tự động, bạn chỉ cần làm theo sách hướng dẫn sử dụng mà thôi.

Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ vận hành mà còn ở rất nhiều vấn đề khác nữa. Để những chiếc áo đắt tiền của bạn không hỏng, không bị loang lổ do các áo dễ phai màu khác lan sang, những chiếc áo 100% cotton, áo len, áo lụa,..v.v... và rất nhiều các chất liệu khác nhau mà bạn thích không bị hỏng, bạn phải chú ý đến cách giặt, chọn loại bột giặt, chế độ giặt thích hợp.

Một số lưu ý khi sử dụng máy giặt sanyo
Một số lưu ý khi sử dụng máy giặt sanyo

Một số lưu ý trước khi giặt bằng máy giặt sanyo

Chuẩn bị đồ giặt trước khi giặt

  • Phải lấy hết các vật như: kẹp tóc, đồng tiền, ghim kẹp giấy,... ra khỏi túi trước khi giặt vì các vật nhỏ này sẽ gây ra tiếng kêu lạ, làm kẹt máy hoặc rách quần áo.
  • Phải lộn mặt trái của đồ giặt có xơ vải ra ngoài.
  • Khi giặt các loại đồ giặt có đính kim tuyến, đồ lót, nylon và sợi tổng hợp mỏng nên sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ (như hình H1 bên dưới).
  • Cột chặt các sợi dây dài và kéo các móc khóa trên quần áo lại vì chúng sẽ mở tung ra có thể gây hư hại cho đồ giặt hoặc thùng giặt.
  • Phải phủi sạch bùn, cát trên đồ giặt trước khi cho vào thùng giặt. Những quần áo bị dơ nhiều cũng nên được chải sạch trước khi giặt.
  • Hãy giặt theo chỉ dẫn in trên các mác đính quần áo. Không giặt chung đồ giặt có màu (dễ phai màu) với đồ trắng.
túi lưới nylon sử dụng khi giặt bằng máy giặt
H1 - Túi lưới nylon sử dụng khi giặt bằng máy giặt sanyo

Một số lưu ý về bột giặt và lượng đồ giặt

Bột giặt quá nhiều sẽ xả không sạch, còn bột giặt quá ít sẽ giặt không sạch. Dưới đây là cách sử dụng lượng bột giặt đối với đồ giặt mà bạn có thể tham khảo:

Một số lưu ý về bột giặt và lượng đồ giặt
Một số lưu ý về bột giặt và lượng đồ giặt
*** Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có kiến thức về việc chuẩn bị đồ giặt và sử dụng lượng bột giặt sao cho thích hợp (sử dụng bột giặt tiết kiệm mà quần áo vẫn sạch).

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Hướng dẫn sử dụng - hướng dẫn lắp đặt máy giặt sanyo

Máy giặt là trợ thủ đắc lực cho các bà nội trợ, nhưng để chúng hoạt động tốt, không bị rung và phát ra tiếng ồn khi sử dụng, vận hành bạn phải chú ý đến khâu lắp đặt ngay từ ban đầu.

Tôi xin chia sẻ với các bạn cách lắp đặt máy giặt do chính hãng sanyo cung cấp, hướng dẫn người tiêu dùng.

hướng dẫn lắp đặt máy giặt sanyo
máy giặt sanyo

Các bước thi công lắp đặt máy giặt sanyo

hướng dẫn lắp đặt máy giặt sanyo
hướng dẫn lắp đặt máy giặt sanyo

1. Lắp tấm chắn chuột

  1. Rút dây điện nguồn của máy giặt (theo hình H1).
  2. Hạ từ từ mặt trước của máy giặt xuống tấm thảm hoặc tấm đệm mềm.
  3. Đưa tấm chắn chuột vào các chấu ở chân đế bằng cách ấn thẳng vào cho đến khi nó chạm vào các chấu ở mặt trước.
  4. Siết vít để giữ chặt tấm chắn chuột lại.
  5. Từ từ dựng máy giặt đứng lên.

2. Chọn vị trí lắp đặt máy giặt

  1. Chọn một nơi khô ráo, không có ánh nắng.
  2. Đặt máy trên một bề mặt vững chãi bằng phẳng (theo hình H3).
  3. Điều chỉnh chân chỉnh cân bằng của máy giặt khi cần để cho máy giặt cân bằng như hình H2.
  4. Chú ý: Độ nghiêng lớn nhất cho phép của mặt nền là 2 độ.
  5. Kiểm tra xem máy giặt có cân bằng không bằng cách giữ 2 góc đối diện của máy giặt và lắc, nó có thể gây ra những tiếng ồn, độ rung nhất thường và những vấn đề khác.
Chú ý: Không được che kín chỗ thông hơi ở đấy máy giặt bằng thảm khi máy giặt được đặt lên thảm.

Cách nối dài ống xả máy giặt: khi nối dài ống xả, vui lòng làm theo hình vẽ dưới đây để thay đổi chiều dài và chiều cao.
Thông số tiêu chuẩn khi thực hiện nối dài ống xả của máy giặt
Thông số tiêu chuẩn khi thực hiện nối dài ống xả của máy giặt
Cách đổi hướng ống xả: Có thể chuyển ống xả từ bên phải qua bên trái theo các bước sau:
  1. Rút dây điện nguồn máy giặt và tháo ống xả bên ngoài ra.
  2. Tháo rời 4 vít giữ tấm che mặt, sau rồi lấy tấm che ra.
  3. Bóp 2 chấu vòng kẹp ống để nới lỏng vòng kẹp rồi kéo ống xả bên trong ra khỏi van xả, lấy vòng kẹp ống xả ra khỏi ống xả.
  4. Vừa bóp 2 chấu gài của đầu ống xả vừa kéo ống xả ra khỏi ống xả.
  5. Tháo lắp đậy lỗ thoát nước phía bên trái của chân đế và lắp sang lỗ của bên phải.
  6. Luồn ống xả của máy qua lỗ thoát nước ở chân đế bên trái theo hướng từ phía ngoài vào phía trong đầu ống xả phải khớp với chân đế một cách chắc chắn.
  7. Luồn vòng kẹp ống vào ống xả và gắn ống xả vào van xả đúng vị trí, sau đó gắn lại vòng kệp ống như trong hình vẽ dưới đây. Nếu không gắn đúng vị trí có đánh dấu tam giác, thì có thể làm hư ống xả và gây rò rỉ nước (theo hình H4).
  8. Gắn lại tấm che mặt sau và siết vít lại.
  9. Gắn lại ống xả bên ngoài.

3. Cắm điện cho máy giặt

  • Cắm dây điện vào ổ cắm theo hình H7.

4. Cách gắn đầu nối đặc biệt

  1. Nới nỏng 4 con vít.
  2. Sử dụng tuốc-nơ-vít để siết chặt 4 vít của đầu nối đặc biệt để giữ chặt vào vòi nước.
  3. Tháo nhãn "CAUTION" ra, vặn phần B theo chiều kim đồng hồ để siết chặt vào phần A.
  4. Dùng ngón thay vừa đẩy ống bao ngoài xuống, vừa gắn vào phần B của đầu nối đặc biệt.
  5. Kéo ống cấp nước xuống để bảo đảm rằng nó đã được gắn chặt. Sau đó gắn đầu còn lại của ống cấp nước vào máy giặt rồi mở vòi nước để kiểm tra rò rỉ nước.
  6. Để tháo ống cấp nước, trước tiên khóa vòi nước lại rồi nhấn chấu gài và kéo ống bao ngoài xuống.
***  Đây là bài viết trong chuỗi bài viết về hướng dẫn sử dụng máy giặt. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được các bước lắp đặt máy giặt đúng cách.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Hướng dẫn sử dụng - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiếc máy giặt

Máy giặt là trợ thủ đắc lực cho những bà nội trợ, nhưng đôi khi chúng lại gây cho ta những phiền phức với những sự cố, hỏng hóc không mong muốn. Để có thể xử lý tốt những hỏng hóc đó, bạn phải hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt.

Hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn về điều đó, giúp các bạn hiểu hơn về chiếc máy giặt mà ta đang sử dụng.

Cấu tạo của máy giặt
Cấu tạo của máy giặt

1. Cấu tạo của máy giặt

Theo hình trên thì một chiếc máy giặt (máy giặt cửa trên nói riêng, cũng như máy giặt khác nói chung) gồm có các bộ phận chính như sau:
  1. Nắp máy giặt
  2. Ngăn chứa thuốc làm mềm vải
  3. Thùng giặt/vắt
  4. Ngõ rót thuốc tẩy
  5. Bộ lọc sơ vải
  6. Mâm giặt
  7. Tấm chắn chuột
  8. Chân đế
  9. Chân điều chỉnh
  10. Đầu nối đặc biệt
  11. Ống cấp nước
  12. Ngõ nước vào
  13. Phích cắm điện
  14. Dây điện
  15. Ống xả
  16. Bảng điều khiển
  17. Công tắc nguồn
  18. Khung máy

2. Nguyên lý hoạt động của máy giặt

Cấu tạo của máy giặt cửa trước và cửa trên, máy giặt lồng ngang, lồng nghiêng, lồng đứng
Cấu tạo của máy giặt cửa trước (H1) và cửa trên (H2)
Máy giặt là chiếc máy mô phỏng lại quá trình giặt bằng tay của con người, nó cũng bao gồm: giặt ngâm, vò, xả và vắt.

Chiếc máy giặt được lập trình sẵn các chế độ giặt tự động, khi giặt bạn chỉ cần cho quần áo, cho bột giặt, chất làm mềm vải và thiết lập các chế độ giặt theo ý của bạn thế là máy tự động giặt. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng xung quanh nó có rất nhiều vấn đề, tôi sẽ nói đến ở bài viết sau.

Hiện tại trên thị trường, nếu phân loại theo cửa của máy giặt thì chúng ta có 2 loại: máy giặt cửa trước (hình H1) và máy giặt cửa trên (hình H2); Nếu phân loại theo lồng của máy giặt ta có 3 loại: máy giặt lồng nghiêng, lồng ngang (H1) và máy giặt lồng đứng (H2).

Khi quá trình giặt bắt đầu, nước sẽ được đưa vào thùng giặt, tiếp theo đó là bột giặt, động cơ sẽ chạy, thùng giặt và mâm giặt sẽ quay, quá trình giặt bắt đầu. Trong vòng quay này, quần áo cùng nước và thùng giặt sẽ kết hợp với nhau tạo ra ma sát đánh tan các vết bẩn.

Đối với máy giặt lồng đứng cấu tạo gồm một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt (như hình H2), có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn đối với máy có lồng giặt nằm ngang (ở hình H1) giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn.

*** Đây là  một bài viết trong chuỗi bài viết về hướng dẫn sử dụng máy giặt của tôi, dựa trên hướng dẫn sử dụng máy giặt Sanyo. Tôi hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chiếc máy giặt của gia đình bạn.

Blogger: Hùng Nguyễn

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Hướng dẫn sử dụng - Bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh máy giặt sanyo

Máy giặt là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay của người dân Việt Nam. Có thể bạn biết rất rõ về thông tin, cũng như giá cả của các loại máy giặt, nhưng để hiểu được cách sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh máy giặt làm sao để sử dụng lâu dài thì không phải ai cũng biết.

Hôm nay, tôi quyết định viết bài viết này nhằm chia sẻ cho mọi người kiến thức cơ bản về việc bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh máy giặt, đặc biệt là máy giặt cửa trên sanyo, để giúp bạn sử dụng sản phẩm lâu hơn, bền hơn, hiệu quả hơn.

Cấu tạo của máy giặt cửa trên sanyo, bảo dưỡng, vệ sinh máy giặt
Cấu tạo của máy giặt cửa trên sanyo

1. Rửa sạch bộ lọc sơ vải sau mỗi lần sử dụng máy giặt

Vệ sinh bộ lọc sơ vải của máy giặt
Vệ sinh bộ lọc sơ vải của máy giặt
  1. Kéo bộ lọc sơ vải ra bằng cách ấn xuống và kéo ra như hình H1.
  2. Tháo túi lọc bằng cách nắm phần giữa túi kéo nhẹ ra ra khỏi các khớp của nắp túi lọc theo hình H2.
  3. Lộn mặt trong của túi vải ra ngoài, lấy bỏ sơ vải ra ngoài, rửa sạch trong nước, sau đó lộn ngược túi lại theo hình H3.
  4. Lắp lại túi lọc cho đúng với các khớp của nắp túi lọc theo như hình H4.
  5. Gắn bộ lọc sơ vải cho đúng khớp và ấn vào cho đến khi thấy tiếng "cạch" theo hình H5.

2. Lau chùi ngõ dẫn nước vào máy giặt sanyo

Lau chùi ngõ nước vào của máy giặt
Lau chùi ngõ nước vào của máy giặt
  1. Tháo ống cấp nước ra khỏi ngõ cấp nước vào theo hình H6.
  2. Tháo ống cấp nước ra khỏi máy và lau sạch lưới kim loại của ngõ nước vào bằng bàn chải.
  3. Nối ống cấp nước vào.

3. Lau chùi máy giặt

Lau chùi máy giặt sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm theo hình H7.
  1. Không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy giặt vì có thể sẽ gây hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.
  2. Không để nước tràn văng lên trên bề mặt máy giặt dễ gây đoản mạch và điện giật.
*** Đây là bài viết trong chuỗi bài viết về hướng dẫn sử dụng máy giặt, tôi hy vọng với bài viết này, sẽ giúp bạn biết cách bảo trì, bảo dưỡng chiếc máy giặt sanyo ở nhà một cách bài bản, đúng cách nhất.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Hướng dẫn sử dụng - Bảng mã lỗi máy giặt sanyo

Máy giặt là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống gia đình hiện đại ngày nay. Những phụ nữ hiện đại, họ vừa đi làm, tham gia công tác xã hội, vừa phải giải quyết công việc nhà. Máy giặt đã trở thành trợ thủ đắc lực của những bà nội trợ.

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại máy giặt khác nhau, nhiều hãng sản xuất khác nhau. Mỗi hãng này đều tích hợp tính năng tự thông báo lỗi cho những sản phẩm của mình. Hôm nay tôi xin giới thiệu bảng mã lỗi của chiếc máy giặt sanyo, để bạn có thể tham khảo, tự tin khi gặp sự cố trong quá trình sử dụng (trước khi gọi cho trung tâm sửa chữa, bạn nên xem máy giặt của mình có mắc những lỗi dưới đây không).

Hướng dẫn sử dụng - Bảng mã lỗi máy giặt sanyo
sử dụng máy giặt sanyo

Bảng mã lỗi máy giặt sanyo

Loại hư hỏng Đèn chớp tắt Vị trí kiểm tra
Máy giặt hoàn toàn không hoạt động

  • Nhấn nút CÔNG TẮC NGUỒN (POWER SWITCH) và nút KHỞI ĐỘNG/TẠM DỪNG (START/PAUSE).
  • Kiểm tra giây điện có gắn chặt không.
  • Kiểm tra xem sự cố điện, xem cầu chì hay bộ ngắt điện có bị tác động không. 
Nước không chảy vào thùng giặt/vắt E1
  • Mở vòi cấp nước
  • Kiểm tra lại nguồn nước xem có bị cắt không hay lưới kim loại ở ngõ nước vào có bị tắc nghẽn không.
Nước không xả ra E2
  • Tháo ống xả nước ra khỏi móc treo và đặt nằm xuống. 
  • Kiểm tra ống xả nước có bị trục trặc, bị tắc nghẽn, có bị xơ vải bịt lại hay nâng lên quá cao (15cm) so với mặt đất không.
  • Ống xả nước có quá dài không (dài hơn 3m).
  • Đường kính ống xả có quá nhỏ không.
Máy không vắt U3
  • Kiểm tra xem đồ giặt có dồn về một phía thùng giặt/vắt không?
  • Hoặc kiểm tra máy giặt đã đặt trên nền phẳng chưa?
U4
  • Đóng nắp máy giặt lại
Tiếng báo hiệu kêu liên hồi U5
  • Kiểm tra xem có đang cài đặt chế độ an toàn cho trẻ em hay không, nếu có hãy đóng máy giặt lại.
Những hư hỏng khác EA - EC
  • Nhấn nút KHỞI ĐỘNG/TẠM DỪNG (START/PAUSE) hoặc tắt công tắc nguồn (POWER/SWITCH).
  • Gọi nhân viên bảo trì hoặc người bán đến.

*** Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn tháo gỡ được những lỗi nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng máy giặt tại nhà.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Một số mã lỗi của máy giặt panasonic phần 2

Tiếp theo bài trước, bài này tôi xin giới thiệu thêm một số mã lỗi khác của chiếc máy giặt panasonic thông dụng hiện nay.

Nếu bạn chưa đọc bài "Một số mã lỗi của máy giặt panasonic phần 2" thì bạn có thể xem lại tại đây.

Một số mã lỗi của máy giặt panasonic phần 2
Một số mã lỗi của máy giặt panasonic phần 2

Một số mã lỗi khác của máy điều hòa panasonic

H09
  • Kiểm tra bộ điều khiển điện tử
  • Kiểm tra hệ thống dây điện giữa các thẻ điện tử
  • Lỗi thông tin liên lạc giữa quyền lực và thẻ điện tử hiển thị
  • Sau này không có tùy chọn, nhưng để thay thế một hoặc cả hai thẻ như nó không phải là có thể acertain là một trong những lỗi trên các máy giặt.
H17
  • Kiểm tra cảm biến nhiệt độ
  • Rửa nhiệt điện trở hoặc cảm biến nhiệt độ phát hiện tín hiệu bất thường hoặc ra khỏi phạm vi
  • Thay thế cảm biến nhiệt độ
  • Kiểm tra hệ thống dây điện cảm biến nhiệt độ
H18
  • Kiểm tra kết nối động cơ
  • Thay thế động cơ
  • Động cơ nhiệt điện trở cảm biến phát hiện tín hiệu bất thường hoặc ra khỏi phạm vi
H21
  • Kiểm tra hoạt động van nạp
  • Áp lực cảm biến phát hiện mực nước tăng từ nguồn cung cấp nước
  • Làm sạch diaphram của van nạp nước
  • Repalce van nước đầu vào
H23
  • Kiểm tra bộ điều khiển điện tử
  • Thay thế thẻ điện điện tử chính
  • Nóng relay trên PCB chính kiểm soát phát hiện bất thường hoặc ra khỏi phạm vi
H25
  • Động cơ lỗi phát hiện
  • Kiểm tra hệ thống dây điện chính động cơ
  • Thay thế động cơ
  • Thay thế thẻ điện điện tử, nếu vấn đề vẫn còn
H29
  • Kiểm tra hệ thống dây điện và kết nối các quạt làm mát
  • Thay thế quạt làm mát
  • Thay thế bộ điều khiển điện tử chính nếu vấn đề vẫn còn
H43
  • Rò rỉ phát hiện cơ sở của máy giặt
  • Kiểm tra nguồn rò rỉ
H46
  • Bất thường tín hiệu từ máy phát hiện rò rỉ tại cơ sở của máy giặt
  • Kiểm tra cảm biến
  • Kiểm tra hệ thống dây điện để cảm biến
  • Thay thế bộ điều khiển điện tử chính là lời khuyên từ Panasonic
H51
  • Kiểm tra động cơ truyền động chính
  • Kiểm tra bảng điều khiển chính
  • Quá tải động cơ phát hiện
  • Máy giặt đã phát hiện ra rằng động cơ truyền động chính là bị căng thẳng vì một số lý do
*** Hy vọng qua 2 bài viết giới thiệu về bảng mã lỗi của máy giặt panasonic, sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong khí sử dụng, vận hành máy giặt.

Một số mã lỗi của máy giặt panasonic phần 1

Những chiếc máy giặt hiện đại ngày nay thường được trang bị chức năng tự thông báo lỗi, hiển thị trên màn hình Led, kèm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy giặt là bảng mã lỗi của model panasonic, máy bạn đang dùng.

Lỗi máy giặt panasonic - dịch vụ sửa chữa
Lỗi máy giặt panasonic - dịch vụ sửa chữa
Khi máy giặt của bạn bị lỗi, bạn cũng đừng nên mất bình tĩnh, hãy xem chiếc máy của bạn thông báo mã lỗi gì và tìm cách giải quyết chúng. Nếu bạn không tìm ra cách khắc phục lỗi cho chiếc máy giặt panasonic, hãy nhấc máy điện thoại và liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Địa chỉ: Khu 6 thị trấn Trạm Trôi – Hoài Đức – Hà Nội
Điện thoại: 091.65.68.697 – Mr.Hùng
E-mail: hungnguyenpl83@gmail.com

Một số mã lỗi của máy giặt panasonic

U11
  • Kiểm tra bộ lọc không bị chặn hoặc bị che khuất
  • Kiểm tra cống bơm không phải là khiếm khuyết
  • Kiểm tra hệ thống dây điện cảm biến cấp độ
  • Kiểm tra hệ thống dây điện để ráo nước bơm
  • Kiểm tra cống ống tắc nghẽn
  • Kiểm tra cảm biến cấp độ hoặc chuyển đổi
U12
  • Kiểm tra bộ điều khiển điện tử
  • Cửa đang đọc như là mở
  • Kiểm tra hệ thống dây điện
  • Kiểm tra khóa cửa
U13
  • Kiểm tra tải, sắp xếp và khởi động lại quay
  • Tải không cân bằng được phát hiện trong máy giặt
  • Kiểm tra động cơ nếu lỗi vẫn tồn tại
  • Kiểm tra vành đai nếu lỗi vẫn tồn tại
U14
  • Kiểm tra bộ lọc đầu vào
  • Kiểm tra áp lực nước điện
  • Kiểm tra ống đầu vào
  • Chuyển đổi lỗi áp lực
  • Kiểm tra van nạp nước
  • Dây lỗi
U18
  • Kiểm tra xem bộ lọc an toàn
  • Kiểm tra hệ thống dây điện nếu lỗi vẫn tồn tại
  • Bơm hoặc tiêu hao bộ lọc phát hiện là không an toàn
H01

  • Kiểm tra hệ thống dây điện cảm biến cấp độ
  • Áp lực cảm biến hoặc chuyển đổi phát hiện trong phạm vi
  • Thay thế cảm biến áp suất
  • Kiểm tra công tắc áp suất không phải là khiếm khuyết
  • Thay thế chính điện PCB
H04
  • Kiểm tra hệ thống dây điện
  • Thay thế điều khiển điện tử PCB
  • Ngắn mạch phát hiện chuyển tiếp quyền lực của Ban kiểm soát chính điện tử
H05
  • Kiểm tra hệ thống dây điện
  • Dữ liệu không được lưu vào bộ điều khiển điện tử
  • Kiểm tra chế độ B trong chế độ dịch vụ
  • Thay thế điều khiển điện tử PCB
H07
  • Kiểm tra hệ thống dây điện để động cơ tacho
  • Thay thế động cơ
  • Thay thế điều khiển điện tử PCB
  • Kiểm tra động cơ hệ thống dây điện
*** Bạn tham khảo thêm một số mã lỗi khác của máy giặt panasonic tại đây.

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Dịch vụ nạp gas tủ lạnh tại nhà ở khu vực Hà Nội

Tủ lạnh cũng giống điều hòa hoặc tủ đông, đều dùng môi chất lạnh(sử dụng gas) để làm lạnh, trong quá trình sử dụng lượng gas sẽ bị hao hụt, đồng thời tủ lạnh sẽ kém lạnh, làm lạnh lâu. Để nạp gas cho tủ lạnh bạn cần phải có dụng cụ hỗ trợ như đồng hồ kiểm tra gas, chất làm lạnh(gas) và tất nhiên là kỹ thuật nạp gas. Đa phần khi tủ lạnh hết gas, người dân thường liên hệ với các bên làm dịch vụ sửa chữa tủ lạnh để bổ sung gas.

Nếu bạn có nhu cầu nạp gas cho tủ lạnh hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

Địa chỉ: Khu 6 thị trấn Trạm Trôi – Hoài Đức – Hà Nội
Điện thoại: 091.65.68.697 – Mr.Hùng
E-mail: hungnguyenpl83@gmail.com

nạp gas tủ lạnh

1. Khi nào cần nạp gas cho tủ lạnh

Khi tủ lạnh kém lạnh do thiếu gas bạn cần nạp gas cho tủ lạnh. Theo định kỹ, sau 2 năm bạn nên kiểm tra sự làm lạnh của tủ và liên hệ với bên sử chữa tủ lạnh để kiểm tra lượng gas của tủ.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tủ lạnh không lạnh, bạn có thể tham khảo bài viết về "cách khắc phục sự cố tủ lạnh không lạnh, không đông đá".

2. Quy trình nạp gas tủ lạnh của chúng tôi

  • Kiểm tra áp suất gas, xác định nguyên nhân làm tủ lạnh không lạnh.
  • Hút chân không toàn bộ gas cũ, sau đó nạp gas mới đủ áp suất gas.
  • Vận hành, chạy thử tủ lạnh. Kiểm tra khả năng làm lạnh của tủ.
  • Bàn giao tủ lạnh cho khách hàng duyệt, nghiệm thu và thanh toán.

3. Một số lưu ý trong quá trình nạp gas tủ lạnh

  • Tránh sự rò rì trong quá trình nạp gas cho tủ lạnh, để tránh gây cháy nổ.
  • Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị trước khi nạp gas tủ lạnh.
*** Hy vọng dịch vụ nạp gas tủ lạnh của chúng tôi sẽ làm hài lòng quý khách hàng, mọi nhu cầu về tư vấn, phản ánh về dịch vụ, xin quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên trên.

Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố tủ lạnh không lạnh, không đông đá

Tủ lạnh là một vật dụng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nó giúp bảo quản thực phẩm, tạo đá, nước mát để giải khát mùa hè. Vì nó là đồ điện tự nên cũng không tránh được việc hỏng hóc trong quá trình sử dụng, làm sao để khắc phục sự cố một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, chi phí thấp nhất, thì không phải ai cũng biết cách.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tủ lạnh, biết cách khắc phục sự có khi xảy ra, một cách nhanh nhất, đặc biệt là không bị thợ sửa chữa chặt chém vì lý do mình không biết nguyên nhân lỗi do đâu. Tôi xin viết một bài hướng dẫn cách khắc phục sự cố tủ lạnh làm lạnh lâu hoặc không lạnh, không đông đá. Để có thể khắc phục được các sự cố bận nên nắm rõ các kiến thức sau:

hướng dẫn cách khắc phục sự cố tủ lạnh không lạnh
hướng dẫn cách sửa tủ lạnh không lạnh

1. Cấu tạo của một chiếc tủ lạnh

Máy nén: chủ yếu là loại máy nén 1 hoặc 2 Piston, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của Piston. Nhiệm vụ của máy nén là hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp và nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.

Dàn ngưng: là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Nhiệm vụ của dàn ngưng là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Vì thế, nó được lắp đặt: một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt.

Dàn bay hơi: là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Nhiệm vụ của dàn bay hơi là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Dàn này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.

Van tiết lưu

Chất làm lạnh: là chất lỏng dễ bay hơi (phổ biến nhất là dùng Gas) đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh.

2. Nguyên nhân gây lên hiện tượng tủ lạnh làm lạnh lâu, không lạnh, không đông đá

  • Tủ lạnh bị thiếu chất làm lạnh (tủ lạnh hết gas).
  • Tủ lạnh bị hở gioăng cao su, nên dẫn đến chất lạnh bị rò rỉ ra ngoài.
  • Tủ lạnh bị quá tải vì chứa quá nhiều thực phẩm.
  • Thiết lập chế độ làm lạnh không phù hợp.
  • Nơi đặt tủ lạnh không phù hợp, có quá nhiều ánh sáng.

3. Cách khắc phục sự cố tủ lạnh lâu lạnh, không lạnh, không đông đá

  • Bạn nên gọi ngay cho bên dịch vụ sửa chữa tủ lạnh để họ đến kiểm tra gas và nạp gas.
  • Nếu gioăng cao su bị hở có lẽ là nên thay mới.
  • Bạn nên chú ý đặt thực phẩm vừa phải, để nguội đồ ăn trước khi cho vào tủ.
  • Bạn nên chọn chế độ làm lạnh phù hợp theo mùa và theo lượng thực phẩm có trong tủ.
  • Di chuyển tủ lạnh đến nơi thoáng mát, cách xa tường khoảng 5cm trở lên.
Nếu bạn đang gặp sự cố với chiếc tủ lạnh, bạn chưa biết cách khắc phục nó, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây, để được hỗ trợ, tư vấn sửa chữa tủ lạnh tại nhà:

Địa chỉKhu 6 thị trấn Trạm Trôi – Hoài Đức – Hà Nội
Điện thoại091.65.68.697 – Mr.Hùng
E-mailhungnguyenpl83@gmail.com

*** Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho bạn trong việc sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tủ lạnh dân dụng.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Liên hệ sửa chữa tủ lạnh, máy giặt tại Hà Nội

Điện máy Hà Phi có trên 5 năm kinh nghiệm trong việc mua bán, tư vấn, lắp đặt điều hòa, tủ lanh, máy giặt của các hãng nổi tiếng như: panasonic, daikin, gree, lg, sanyo, mitsubishi, media, sharp, samsung, mitsubishi, toshiba, hitachi,v.v... Hà Phi với đội ngũ nhân viên tay nghề kỹ thuật cao, tận tình, lịch sự luôn mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng nhất.
Điện máy Hà Phi
Bạn đang có nhu cầu lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Địa chỉKhu 6 Thị trấn Trạm Trôi – Hoài Đức – Hà Nội
Điện thoại091.65.68.697 – Mr.Hùng
E-mailhungnguyenpl83@gmail.com

Bản đồ google map:
Địa chỉ Điện máy Hà Phi gần khu đô thị LIDECO - Trạm Trôi - Hoài Đức - Hà Nội